7 yếu tố quan trọng để Doanh nghiệp triển khai giải pháp SCM thành công

Triển khai giải pháp Quản trị Chuỗi Cung Ứng (Supply Chain Management – SCM) sẽ tạo ra sự thay đổi lớn và mang lại kết quả tích cực trong việc quản trị Chuỗi Cung Ứng của Doanh nghiệp nói riêng và hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung. Đồng thời, giải pháp cũng làm thay đổi cách thức tương tác cũng như quy trình vận hành, hoạt động giữa các bộ phận với nhau. Vì vậy, để triển khai dự án SCM thành công và đưa vào vận hành, khai thác hiệu quả, Doanh nghiệp cần lưu ý 7 yếu tố quan trọng sau đây.

Giải pháp Quản trị Chuỗi Cung Ứng
giúp DN chuẩn hóa hoạt động kinh doanh

1. Xác định đúng nhu cầu và phạm vi nghiệp vụ cần triển khai

Ban lãnh đạo cần nhận định rõ các khó khăn và bức xúc của doanh nghiệp hiện nay, cũng như những thách thức trong việc quản trị Chuỗi Cung Ứng của Doanh nghiệp khi phát triển và cạnh tranh từ 3 đến 5 năm tới. Từ đó, Doanh nghiệp có thể xác định đúng nhu cầu và mong muốn khi đầu tư hệ thống SCM. Bên cạnh đó, Doanh nghiệp cần xác định phạm vi nghiệp vụ SCM triển khai phù hợp với lộ trình phát triển của doanh nghiệp, khả năng tiếp nhận và vận hành của nhân sự công ty.

Xác định nhu cầu của Doanh nghiệp về SCM
trong vòng 3 -5 năm tới là yếu tố quan trọng

2. Lựa chọn đối tác triển khai phù hợp

Sau khi xác định rõ nhu cầu và bức xúc, Doanh nghiệp tiến hành lựa chọn đối tác triển khai phù hợp. Đối tác triển khai phải có nhiều kinh nghiệm và được chứng minh qua các chứng nhận uy tín, kinh nghiệm thực tiễn đã triển khai dự án ở nhiều doanh nghiệp. Đối tác triển khai cần hiểu rõ ngành nghề, lĩnh vực hoạt động cũng như văn hóa doanh nghiệp Việt Nam để dễ dàng trao đổi, phối hợp và thảo luận trong quá trình xây dựng, chuyển giao giải pháp, đào tạo người dùng và hỗ trợ khi hệ thống vận hành chính thức.

3. Sự ủng hộ từ ban lãnh đạo

Đối với một dự án có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ hệ thống quản lý của một doanh nghiệp, điều quan trọng để mọi thành viên có thể sử dụng nhanh chóng và thành công là sự sẵn sàng tham gia và ủng hộ của ban lãnh đạo từ cấp cao nhất. Chủ Doanh nghiệp có thể ủng hộ bằng việc đưa ra các chính sách khuyến khích, đánh giá và thưởng phạt liên quan đến việc triển khai và sử dụng hệ thống SCM. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể thực hiện truyền thông và cổ vũ dự án qua các kênh thông tin nội bộ như email, bảng tin trên tường, mạng xã hội nội bộ…

4. Quá trình chuẩn bị dự án

Việc thiết lập và chuẩn bị dự án hết sức quan trọng đối với thành công của dự án. Trong giai đoạn này, nhóm dự án SCM là những người chịu trách nhiệm chính. Họ là những người nhìn thấy được bức tranh toàn cảnh, thấu hiểu việc thay đổi hệ thống quản lý Chuỗi Cung Ứng là cần thiết. Đồng thời họ là người có uy tín và được tin tưởng trong mọi hoạt động của tổ chức. Đội ngũ quản lý sẽ chịu trách nhiệm đảm bảo dự án diễn ra đúng kế hoạch và thu về kết quả tốt.

Lập kế hoạch cân bằng giữa 3 yếu tố thời gian, chi phí và chất lượng của dự án SCM

5. Sự hỗ trợ và cam kết thực hiện của tất cả thành phần tham gia

  • Giám đốc dự án: Thông thường là TGĐ, Phó TGĐ, giám đốc chiến lược. Đây là người tài trợ và đưa ra các quyết định quan trọng trong các giai đoạn triển khai dự án
  • Ban triển khai dự án: Thông thường là giám đốc các bộ phận có liên quan trong Chuỗi Cung Ứng, họ tham gia để xét duyệt các quy trình sẽ vận hành trên hệ thống SCM. Các thành viên này sẽ phân công nguồn lực tđể triển khai các quy trình đã thống nhất vào thực tế. Đồng thời, ban triển khai đảm bảo khi vận hành, các quy trình bên ngoài cũng đã được thay đổi, chuyển đổi và phù hợp với vận hành hệ thống SCM
  • Quản trị dự án: Các thành viên đã có kinh nghiệm triển khai dự án quản trị doanh nghiệp tương tự như ERP, CRM… Là người có khả năng kết nối và phối hợp với các bộ phận để thực hiện dự án
  • Người dùng: Là những người nắm rõ quy trình nghiệp vụ của phân hệ mình phụ trách, chạy thử nghiệm hệ thống mới và sử dụng hệ thống trong công việc hằng ngày
Các thành viên tham gia cần làm việc nhóm với nhau hiệu quả

6. Tuân thủ quy trình triển khai và phối hợp chặt chẽ với đối tác triển khai

Để đảm bảo việc triển khai dự án thành công, đồng thời sử dụng hiệu quả nguồn lực và giảm thiểu rủi ro khi triển khai, Doanh nghiệp cần tuân thủ đúng quy trình triển khai do đối tác đưa ra. Như đối với giải pháp ATALINK SCM, chúng tôi áp dụng quy trình triển khai dựa trên phương pháp luận triển khai ATALINK SCM Implementation Methodology (ATALINK SIM). ATALINK SIM được xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế và kinh nghiệm tích lũy trong quá trình triển khai thành công cho nhiều doanh nghiệp.
Khi sử dụng giải pháp quản trị Chuỗi Cung Ứng ATALINK, Doanh nghiệp khai thác và ứng dụng các quy trình tiên tiến với dữ liệu gốc được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế được nhập sẵn. Từ đó, Doanh nghiệp có thể chuẩn hóa hoạt động sản xuất kinh doanh và mở rộng quy mô công ty.

7. Đào tạo người dùng

  • Chìa khóa cho việc tối đa hóa giá trị từ giải pháp chính là sự phù hợp của hệ thống SCM với nhu cầu Doanh nghiệp. Điều này đạt được thông qua đào tạo cùng với thực hành để tăng thêm tính trực quan, kết hợp các khía cạnh về nhu cầu của người sử dụng hệ thống
  • Đào tạo người dùng: Trong quá trình triển khai, việc đào tạo cho đội ngũ nhân viên sẽ được triển khai chi tiết để đảm bảo các thành viên này thực hiện thành thạo trên hệ thống. Sau đó, các nhân viên trên sẽ tiến hành kiếm tra, đối chiếu hệ thống thực tế so với giải pháp đã thống nhất có hoàn toàn phù hợp hay chưa. Bước tiếp theo, Doanh nghiệp sẽ xác nhận để đưa dự án vào giai đoạn vận hành chính thức
Việc đào tạo cần được lên kế hoạch đầy đủ
và tổ chức theo lộ trình cụ thể
atlink-logo
Truy cập ATALINK trên PC hoặc laptop để trải nghiệm đầy đủ tính năng