Chất lượng của bộ chia mạng Hub sẽ ít nhiều quyết định đến tốc độ bước sóng, cũng như sự ổn định của đường truyền. Để so sánh và tìm hiểu xem mua bộ chia mạng tốt, người dùng cần tìm hiểu về các sản phẩm để lựa chọn được thiết bị phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình. Hãy cùng ATALINK tìm hiểu về những thương hiệu đang bán chạy nhất hiện nay trên thị trường nhé!
1. Tìm hiểu về bộ chia mạng Hub
1.1. Bộ chia mạng Hub là gì? Cấu tạo, nguyên lý hoạt động
Bộ chia mạng Hub là thiết bị dùng để kết nối các thiết bị khác trong cùng mạng LAN lại với nhau. Thiết bị Hub này thường gồm nhiều cổng (khoảng từ 4 đến 24 cổng) có vai trò là trung tâm kết nối.
Nguyên lý hoạt động là khi gói dữ liệu được truyền đến một cổng, sẽ tạo thành nhiều nhân bản rồi chuyển đến những cổng khác. Dữ liệu sẽ được truyền tải đến tất cả và điều này sẽ có lợi nếu như xảy ra sự cố mạng với 1 trong các cổng bất kỳ.

(Nguồn: https://www.tp-link.com/)
Hiện nay, bộ chia mạng Hub vẫn được nhiều người sử dụng nhờ chi phí thấp và đáp ứng các đặc điểm như:
- Hoạt động cùng băng thông được chia sẻ và broadcast
- Hoạt động với mô hình OSI và hỗ trợ truyền bán song công (half-duplex)
- Tốc độ truyền tải cao và có tính linh hoạt
1.2. Tính năng và lợi ích của bộ chia mạng Hub
Các tính năng của bộ chia mạng có thể kể đến như:
- Là trung tâm kết nối các thiết bị mạng
- Xử lý dữ liệu chung, khuếch đại và truyền đến các cổng máy chủ
- Bộ chuyển Hub sẽ có một Frame được truyền đi, có thể sẽ Broadcast đến các cổng
Khi sử dụng bộ chia mạng Hub, người dùng sẽ được những lợi ích như:
- Tốc độ truyền tải nhanh với nhiều class, các dải tốc độ khác nhau như Class 1 có độ trễ tín hiệu là 140 bit time bằng cách thiết lập bản ghi phạm vi 100BASE-TX, 100BASE-T4. Hay Class 2 có độ trễ là 92-bit time bằng cách truy cập vào miền xung đột (collision domain).
- Phát hiện và ngăn chặn khi xảy ra các lỗi. Bộ chia mạng Hub sẽ phát hiện các lỗi hay xung đột lớn, hoặc những va chạm làm gián đoạn giữa các cổng/các thiết bị. Nếu xảy ra lỗi, thiết bị sẽ tự động ngắt dòng tín hiệu và sẽ cô lập thiết bị bị hỏng.
- Thiết bị còn có thể phát hiện những sai chuẩn trong cáp, điều này còn làm tránh ảnh hưởng đến những thiết bị khác. Bởi vì đã tích hợp sẵn Ethernet nên việc tìm ra các sự cố sẽ dễ hơn.
1.3. Ưu nhược điểm của bộ chia mạng Hub
Ưu điểm của bộ chia mạng Hub có thể kể đến như:
- Chi phí rẻ
- Hỗ trợ nhiều phương tiện mạng
- Sử dụng một trung tâm và không ảnh hưởng đến hiệu suất mạng
- Mở rộng tổng khoảng cách mạng
Bên cạnh đó, bộ chia mạng Hub còn tồn tại một số nhược điểm như:
- Không lọc được thông tin
- Không chọn đường dẫn tốt nhất
- Không có cơ chế như giảm lưu lượng mạng hay phát hiện xung đột
- Không có khả năng kết nối kiến trúc mạng đa dạng như token, ring, ethernet,…
1.4. Ứng dụng của bộ chia mạng Hub
Bộ chia mạng được sử dụng chủ yếu trong các trường hợp như:
- Sử dụng tại hộ gia đình nhỏ
- Cần tạo ra một thiết bị có sẵn nằm ngoài mạng
- Cung cấp kết nối dùng trong tổ chức
- Được dùng để giám sát mạng
1.5. Có gì khác biệt giữa bộ chuyển mạng Switch và bộ chia mạng Hub
Nhiều người vẫn còn bị nhầm lẫn giữa Switch và Hub, với 2 thiết bị này có những điểm giống nhau như:
- Cả 2 thiết bị đều kết nối được nhiều thiết bị, máy tính, điện tử với nhau
- Đều có khả năng khuếch đại dữ liệu và truyền dữ liệu đến các cổng khác nhau
Bộ chuyển mạch Switch và bộ chia mạng Hub cũng có nhiều điểm khác nhau. Trong mô hình OSI, bộ chia mạng Hub là thiết bị hoạt động ở layer 1. Còn Switch là thiết bị mạng hoạt động ở layer 2, layer 3
Cách truyền tải dữ liệu của 2 thiết bị này cũng khác nhau:
- Bộ chia mạng Hub: Khi dữ liệu vào 1 cổng thì lập tức phát tán ra các cổng còn lại. Vì thiết bị này không hiểu dữ liệu thông tin vào cổng nào nên dễ xảy ra tình trạng xung đột mạng. Sau đó gửi đến toàn bộ cổng.
- Bộ chuyển mạng Switch: Khi dữ liệu đi vào Switch thì Switch sẽ kiểm tra, xác định nguồn và đích, gửi thông tin này đến đích chính xác. Điều này giúp tránh được tình trạng xung đột mạng.
Chế độ hoạt động của 2 thiết bị này khác nhau. Nếu như bộ chia mạng Hub chạy ở chế độ half duplex, nghĩa là chỉ truyền hoặc nhận trong 1 thời điểm (1 chiều). Còn Switch thì chạy ở chế độ Full duplex tức là vừa truyền vừa nhận cùng một lúc (2 chiều).
2. Bộ chuyển mạng Hub có những những loại nào?
Dựa vào tính năng thì bộ chia mạng Hub được chia thành 3 loại phổ biến là Passive Hub, Active Hub và Smart Hub.
2.1. Hub thụ động – Passive Hub
Bộ chia mạng Hub thụ động (Passive Hub) không có ảnh hưởng đến hiệu năng mà chỉ phát hiện bug và chỉ ra các lỗi phần cứng. Chúng chỉ truyền gói dữ liệu đến cổng khác sau khi nhận từ một cổng xác định.
Sở hữu cổng 10BASE-2, RJ45 được kết nối đến thiết bị LAN, cũng được áp dụng như tiêu chuẩn kết nối mạng. Cổng AUI được đặt trong các Passive Hub được cải tiến, kết nối như bộ thu phát theo thiết kế mạng.
2.2. Hub chủ động – Active Hub
So với thiết bị Passive Hub, bộ chia mạng Hub chủ động (Active Hub) được trang bị thêm nhiều tính năng hơn như:
- Giám sát dữ liệu gửi đến thiết bị. Bộ chia mạng Hub này sẽ chủ động kiểm tra và sắp xếp các gói dữ liệu khi truyền đi
- Sửa chữa những gói dữ liệu lỗi mà không ảnh hưởng đến quá trình truyền các gói còn lại
- Đọc được luồng tín hiệu yếu và khuếch đại chúng trước khi đến các cổng khác
Khi một thiết bị không hoạt động, tín hiệu đến sẽ được khuếch đại, việc này có thể theo dõi thông qua thiết bị khác. Từ đó, công việc của thiết bị trong mạng LAN luôn được thực hiện liên tục.
Một số Active Hub có thể giải thích một số sự cố trong mạng LAN. Ngoài ra, các bộ chia mạng Hub chủ động có thể tái đồng bộ và truyền các gói dữ liệu nhiều lần.
2.3. Hub thông minh – Smart Hub
Bộ chia mạng Hub thông minh sở hữu nhiều tính năng ưu việt bao gồm:
- Cho phép bộ phận quản lý chỉ định người dùng chia sẻ về những mối quan tâm chung khi họ muốn mở rộng doanh nghiệp trong liên kết mạng
- Công việc được thực hiện nhanh và hiệu quả hơn. Nếu một vấn đề được phát hiện ở một thiết bị, nó có thể dễ dàng phát hiện và giải quyết
- Smart Hub là một cải tiến hiện đại hơn theo tiêu chuẩn so với các Active Hub. Việc phát hiện công cụ quản lý tập trung đem lại một cái nhìn sâu hơn vào các mạng. Từ đó, giúp ta tìm ra được thiết bị nào hoạt động kém, sai lệch hoặc lỗi thời để có cách khắc phục.
- Đây cũng là thiết bị có tính linh hoạt cao hơn cùng với tốc độ truyền tải dữ liệu lớn
3. Tiêu chí lựa chọn bộ chia mạng Hub
3.1. Số lượng cổng mạng
Tùy vào quy mô hệ thống mà người dùng lựa chọn bộ chia mạng Hub với số cổng phù hợp.
Hiện nay với tốc độ đường truyền mỗi cổng từ 10/100/1000mbps, giúp đáp ứng khả năng chuyển đổi tập tin dung lượng lớn với tốc độ cao. Nếu như nhu cầu sử dụng gia đình hay văn phòng nhỏ thì số cổng từ 4 đến 8 là phù hợp. Còn với nhu cầu sử dụng lớn như ở các doanh nghiệp, văn phòng với nhiều thiết bị kết nối thì cần đến thiết bị có 12 – 24 – 48 cổng.
3.2. Tốc độ cổng kết nối
Bộ chia mạng Hub hiện nay được phân chia theo tốc độ kết nối mà cổng kết nối có thể đạt được. Đa phần thiết bị Hub sử dụng công nghệ kết nối Ethernet, tuy nhiên với mỗi dòng loại thì lại hỗ trợ cổng có tốc độ kết nối khác nhau. Thông thường, cổng Ethernet sẽ có tốc độ 10Mbps, các cổng FastEthernet sẽ tốc độ 100Mbps và cổng Giga Ethernet là 1000Mbps (hay 1Gbps). Cổng kết nối có tốc độ càng cao thì chất lượng dữ liệu thu nhận được sẽ càng nhanh.
3.3. Công nghệ
Dựa vào nhu cầu sử dụng mà người dùng có thể lựa chọn một thiết bị bộ chia mạng Hub có công nghệ thích hợp. Để biết bộ chia mạng này có công nghệ tốt hay không thì người dùng cần xem xét đến các cổng truyền dữ liệu của thiết bị này theo dạng song công (full duplex) hay không. Tức là tại một thời điểm cổng mạng vừa có thể gửi vừa nhận dữ liệu.
Nếu như bộ chia mạng Hub chỉ hoạt động ở trạng thái đơn công (half duplex) thì thiết bị này tại một thời điểm chỉ có thể gửi hoặc chỉ nhận dữ liệu mà thôi.
3.4. Kiểu dáng và cấp nguồn
Việc lựa chọn theo kiểu dáng phụ thuộc vào thẩm mỹ của mỗi người. Để đáp ứng nhu cầu đa dạng như hiện nay, thì trên thị trường đang có rất nhiều thiết bị với những thiết kế nổi bật, hiện đại, sang trọng.

(Nguồn: https://www.totolink.vn/)
Đối với nguồn cấp cho thiết bị chia mạng Hub, thì người dùng có thể chọn loại dùng điện trực tiếp qua dòng điện xoay chiều dân dụng thay cho dùng bộ nắn điện sang nguồn điện một chiều.
3.5. Thương hiệu và chế độ bảo hành
Mỗi thương hiệu bộ chia mạng lại có những ưu nhược điểm khác nhau. Việc chọn mua bộ chia mạng Hub từ những thương hiệu uy tín giúp đảm bảo được chất lượng đường truyền mạng, hiệu suất của thiết bị. Những thiết bị có nguồn gốc, thương hiệu rõ ràng thì những vi mạch cũng được gia công chính xác, đạt chuẩn các thông số kỹ thuật phù hợp với yêu cầu hệ thống mạng hơn.
Ngoài ra, lựa chọn những thương hiệu uy tín sẽ có những chính sách bảo hành sản phẩm lâu dài nên người dùng có thể an tâm khi sử dụng. Hiện nay những thiết bị hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp bộ chia mạng Hub nổi bật có thể kể đến như các thiết bị nổi bật như Ruijie, Acorid, TP-Link, Plannet,…
4. Top 4 bộ chia mạng Hub bán chạy nhất hiện nay
Nếu như quý khách đang phân vân, không biết nên chọn thiết bị Hub nào thì có thể tham khảo những bộ chia mạng đang hot trên thị trường dưới đây.
4.1. Thiết bị mạng HUB -SWITCH Ruijie RG-ES224GC
Thiết bị này có nhiều ưu điểm như tiết kiệm điện năng, tản nhiệt tốt, dễ sử dụng cùng với khả năng tương thích cao.
Các cổng của thiết bị cung cấp khả năng bảo vệ đột biến lên đến 6KV, từ đó giúp giảm khả năng hư hại do đột biến và góp phần cải thiện sự ổn định của thiết bị mạng.

(Nguồn: https://www.ruijienetworks.com/)
Các công tắc giám sát được thiết kế thông minh, hỗ trợ cho việc hiển thị cấu trúc liên kết mạng và theo dõi trạng thái theo thời gian thực. Nếu xảy ra lỗi cho camera mạng, vị trí và nguyên nhân được hiển thị kịp thời và thông báo được gửi qua ứng dụng.
Thiết bị HUB -SWITCH Ruijie RG-ES224GC tự động lấy địa chỉ IP từ cổng và kết nối mạng bên ngoài mà không cần đến cấu hình. MANET cho thiết bị cũng được hỗ trợ. Người dùng có thể quét mã QR của công tắc bằng ứng dụng để chủ động thêm các công tắc trong mạng để giám sát thông minh. Cùng với sự hỗ trợ kết nối với Reyee Series EG / EAP các công tắc có thể được tự động phát hiện và được thêm vào dự án tương ứng.
4.2. Thiết bị mạng HUB -SWITCH Ruijie RG-ES226GC-P
Điểm mạnh của bộ chia mạng Hub này có thể kể tới là tính bảo mật tuyệt đối an toàn và rất đáng tin cậy. Tiết kiệm năng lượng và cũng dễ dàng quản lý.
Công tắc thông minh được quản lý trên nền tảng đám mây của Reyee RG-ES226GC-P dưới sự hỗ trợ giám sát IP 26 cổng Gigabit, 2 SFP, POE 24 Cổng chuẩn 802.3af / at. Đặc biệt, thiết bị có công suất tối đa 370W được quản lý và giám sát bởi Ruijie Cloud, có giấy phép đám mây trọn đời.

(Nguồn: https://www.ruijienetworks.com/)
Thiết bị hiển thị trạng thái cổng, thống kê lưu lượng cổng, trạng thái nguồn đầu ra của cổng PoE. Thiết bị có cấu hình song công, điều khiển luồng, bật/tắt đầu ra PoE.
Thiết bị giúp ngăn chặn bão phát sóng, giới hạn tốc độ cổng, cách ly cổng, hỗ trợ phản chiếu cổng, bảo vệ vòng lặp, hỗ trợ quản lý và cấu hình thông qua giao diện quản lý web, cũng như nền tảng đám mây và ứng dụng đám mây.
4.3. Thiết bị mạng HUB Switch Ruijie RG-ES126G-LP-L
Bộ chia mạng RUIJIE RG-ES126G-LP-L được thiết kế đơn giản với tốc độ có thể đến 52 Gbps, đây là thiết bị phù hợp với những doanh nghiệp nhỏ. Thêm vào đó, thiết bị còn được trang bị 2 cổng 1000M SFP và 24 cổng PoE/PoE+ 10/100/1000BASE-T với tổng công suất đến 180W. Hỗ trợ Auto MDI/MDI-X, chống sét lên đến 4KV, điều này giúp bảo vệ thiết bị được an toàn.

(Nguồn: https://www.ruijienetworks.com/)
4.4. Thiết bị mạng HUB -SWITCH Ruijie RG-ES218GC-P
Ưu điểm của thiết bị này là dễ dàng quản lý với tính bảo mật tuyệt đối. Đây cũng là thiết bị tiết kiệm năng lượng tốt nhất.
Công tắc thông minh được quản lý trên nền tảng đám mây của Reyee RG-ES218GC-P, giám sát IP 18 cổng Gigabit, 2 SFP, POE 16 cổng theo tiêu chuẩn 802.3af / at với công suất tối đa 240W được quản lý qua đám mây Ruijie.

(Nguồn: https://www.ruijienetworks.com/)
Hỗ trợ hiển thị trạng thái cổng, hỗ trợ thống kê lưu lượng, trạng thái nguồn đầu ra của cổng PoE. Cấu hình tốc độ song công, cấu hình điều khiển luồng, bật/tắt đầu ra PoE. Thiết bị còn có chức năng hỗ trợ ngăn chặn bão phát sóng, giới hạn tốc độ cổng, cũng như cách ly cổng.
5. Các lưu ý khi mua bộ chia mạng Hub
Khi lựa chọn sử dụng bộ chia mạng Hub, người dùng cần lưu ý đến một số điểm của thiết bị. Ưu điểm lớn nhất của bộ chia mạng Hub là nó có giá thấp hơn so với Switch tương đương. Nhưng hiện nay thiết bị ngày càng có giá cả phải chăng hơn và việc này đã làm cho sự chênh lệch về giá của 2 thiết bị này trở nên không đáng kể.
Các hub có thể hỗ trợ kết nối mạng nhưng không ưu tiên cũng không sắp xếp lưu lượng truy cập. Có thể chia sẻ tất cả băng thông của chúng giữa mọi thiết bị được kết nối. Ví dụ, một hub 100base có băng thông 100Mbps cho 4 máy tính khác nhau đang chia sẻ kết nối. Nếu như một máy tính đang gửi một file dung lượng lớn đến máy tính khác, thì nó sẽ chiếm hết băng thông và khiến cho hai máy còn lại truy cập mạng chậm.
Ngoài ra, bộ chia mạng Hub không thể hỗ trợ các mạng lớn giống như Switch, vì Hub gửi tất cả lưu lượng đến mọi thiết bị. Nếu người dùng càng thêm nhiều thiết bị, thì mạng càng chậm, thậm chí là không sử dụng được nữa.
6. Sử dụng Hub hay Switch tốt hơn?
Với những điểm tương đồng như vậy thì khi nào nên sử dụng Hub, còn khi nào nên sử dụng Switch?
Tuỳ vào mục đích, nhu cầu sử dụng mà người dùng có thể lựa chọn loại thiết bị phù hợp. Nếu như người dùng muốn thực hiện chuẩn đoán giao thức tại một Plugfest thì sử dụng Hub sẽ tốt hơn là sử dụng Switch. Còn nếu như để kết nối với nhiều thiết bị thì lựa chọn Switch là lựa chọn phù hợp hơn. Bởi Switch có đầy đủ tính năng hơn bộ chia mạng Hub.
Chính vì vậy, còn tùy vào từng trường hợp và nhu cầu sử dụng người dùng có thể lựa chọn sử dụng Hub hay Switch cho phù hợp. Do đó, chúng ta cần xác định được mục đích, yêu cầu sử dụng để có thể lựa chọn thiết bị sao cho phù hợp.
7. Tổng kết
Với những thông tin cung cấp qua bài viết trên, ATALINK đã cung cấp những kiến thức cơ bản về bộ chia mạng Hub về đặc điểm, tính năng, đặc biệt là những bộ chia mạng đang được bán chạy nhất hiện nay. Từ đó, hy vọng quý có thể hiểu thêm và lựa chọn cho mình loại thiết bị phù hợp nhất.
Sàn giao dịch thương mại điện tử B2B ATALINK, nơi đã kết nối hàng nghìn nhà bán lẻ, doanh nghiệp uy tín khắp cả nước. Các sản phẩm văn phòng đều được các nhà cung cấp uy tín tại Việt Nam cam kết bảo hành. Với phương châm bán hàng chính hãng 100%, chúng tôi cam kết đưa đến cho quý doanh nghiệp những sản phẩm chất lượng cao đảm bảo phục vụ nhu cầu công việc của quý khách. Lựa chọn ATALINK làm người bạn đồng hành trên chặng đường phát triển chắc chắn sẽ không khiến quý khách thất vọng!
Tìm hiểm thêm:
- Review kinh nghiệm mua và sử dụng cầu nối Bridge
- Top 5 thương hiệu Repeater wifi đáng mua nhất năm 2022