Bộ lưu trữ NAS là gì? Tính năng, cấu tạo và đặc điểm ra sao?

0
1207
Trong những năm qua, bộ lưu trữ NAS đang dần trở nên phổ biến ở các doanh nghiệp nhằm giúp củng cố các tính năng về lưu trữ, chia sẻ file, truy cập từ xa qua mạng và xử lý dữ liệu. Hơn thế nữa, thiết bị này còn là giải pháp tối ưu để giải quyết triệt để tình trạng tồn đọng hồ sơ, tài liệu và toàn bộ thông tin lưu trữ quan trọng khác trong doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nếu doanh nghiệp vẫn chưa hiểu rõ về bộ lưu trữ NAS hoặc đang thắc mắc về sản phẩm này, hãy cùng ATALINK đọc qua bài viết dưới đây nhé!

Trong những năm qua, bộ lưu trữ NAS đang dần trở nên phổ biến ở các doanh nghiệp nhằm giúp củng cố các tính năng về lưu trữ, chia sẻ file, truy cập từ xa qua mạng và xử lý dữ liệu. Hơn thế nữa, thiết bị này còn là giải pháp tối ưu để giải quyết triệt để tình trạng tồn đọng hồ sơ, tài liệu và toàn bộ thông tin lưu trữ quan trọng khác trong doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nếu doanh nghiệp vẫn chưa hiểu rõ về bộ lưu trữ NAS hoặc đang thắc mắc về sản phẩm này, hãy cùng ATALINK đọc qua bài viết dưới đây nhé!

Trải nghiệm giải pháp quản lý kho hiệu quả

1. Tìm hiểu về bộ lưu trữ NAS

1.1. Bộ lưu trữ NAS là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

Bộ lưu trữ Nas (tên đầy đủ là “Network Attached Storage”) là thiết bị lưu trữ dữ liệu mạng quan trọng như: tệp văn bản, hình ảnh, hồ sơ, video, … Nó còn được sử dụng để làm không gian lưu trữ riêng tư dành cho cá nhân, đóng vai trò như một trung tâm quản lý dữ liệu và tài liệu bảo mật của công ty. Cùng với đó, bộ lưu trữ NAS cho phép nhiều người dùng và các thiết bị không đồng nhất có thể lấy dữ liệu an toàn và nhanh chóng hơn từ dữ liệu đám mây công cộng.

Không chỉ thế, bộ lưu trữ NAS còn có khả năng kết nối với một bộ định tuyến không dây nhằm giúp cho các môi trường làm việc được dễ dàng truy cập các tập tin và thư mục từ bất kỳ thiết bị nào có kết nối với mạng. Đây sẽ một thiết bị hữu ích dùng để chia sẻ dữ liệu hiệu quả, đặc biệt thích hợp dùng làm việc nhóm, được định vị từ xa hoặc trong các múi giờ khác nhau.

Bo nho Nas
                                         Bộ lưu trữ NAS diskstation DS720+

                                                                                                                      Nguồn: https://www.synology.com/fr-fr

Cấu tạo

Xét về cấu tạo thì bộ lưu trữ NAS không khác biệt so với một chiếc PC thông thường có các bộ phận cần thiết như CPU, RAM, nguồn, … Cùng với cổng kết nối đa dạng từ cổng Ethernet, cổng USB cho đến kết nối không dây Wi-Fi. Có thể nói, thiết bị lưu trữ NAS đã trở nên phổ biến nhờ đáp ứng các nhu cầu của khách hàng đặc biệt là xử lý nhiều lượng truy cập trong cùng một lúc.

Nguyên lý hoạt động

Trải nghiệm giải pháp quản lý kho hiệu quả
  • Ổ đĩa NAS là thiết bị lưu trữ bên ngoài được kết nối độc lập với mạng cục bộ (được gọi là mạng LAN) và được gán địa chỉ IP tương ứng. Chúng cung cấp cho người dùng khả năng lưu trữ đĩa tập trung và tổng hợp thông qua kết nối Ethernet tiêu chuẩn. 
  • Một trong những ưu điểm rõ ràng nhất của bộ lưu trữ NAS là không bị giới hạn dung lượng lưu trữ. Hơn nữa, một số sản phẩm NAS hỗ trợ mảng dự phòng của đĩa độc lập (được gọi là RAID) bằng cách chứa nhiều đĩa và bạn có thể kết nối các thiết bị NAS này để mở rộng lưu trữ.

1.2. Tính năng, lợi ích

Bộ lưu trữ NAS đóng vai trò duy trì việc truy cập dữ liệu liên tục, hỗ trợ nhân viên văn phòng dễ dàng cộng tác, phản hồi khách hàng kịp thời và theo dõi doanh số hoặc các vấn đề khác vì thông tin ở cùng một nơi. Có thể nói, thiết bị lưu trữ NAS cho phép nhiều người dùng được truy cập từ xa bằng kết nối mạng, đồng nghĩa với việc nhân viên có thể làm việc ở mọi nơi, mọi lúc.

Tính năng:

  • Khả năng tương thích cao: Các bộ lưu trữ mạng NAS đều hỗ trợ cho hầu hết các nền tảng hệ điều hành như: Mac, Windows, Linux, iOS, Android, Window Phone, …
  • Linh hoạt: Người dùng sẽ có thể truy cập vào thiết bị NA ở bất cứ mọi nơi và mọi môi trường như mạng LAN, internet, … 
  • Dữ liệu có tính bảo mật cao: Thiết bị lưu trữ NAS có tính năng hỗ trợ người dùng thiết lập mật khẩu nhằm mục đích bảo vệ thư mục chia sẻ và đi kèm chính sách truy cập cho từng người hoặc một nhóm người sử dụng. Hơn thế nữa, người dùng có thể sử dụng lưu trữ dữ liệu của mình tại một nơi riêng biệt trên thiết bị để đảm bảo dữ liệu luôn được bảo mật tối đa nhất.
  • Tính năng sao lưu, backup và phục hồi dữ liệu: Bộ lưu trữ Nas được trang bị sẵn phần mềm backup dữ liệu tự động hay tự quản lý dữ liệu. Do đó, thiết bị lưu trữ NAS sẽ giúp cho người dùng lưu trữ và backup dữ liệu từ xa thông qua mạng Internet mà không lo lắng mất dữ liệu.
  • Khả năng kết nối và chia sẻ dữ liệu: Hệ thống lưu trữ NAS có hỗ trợ Printer server cùng cổng USB tích hợp giúp cung cấp khả năng chia sẻ máy in trực tiếp qua mạng nhằm đáp ứng nhu in ấn của người dùng.

Lợi ích: 

  • Bộ lưu trữ NAS cung cấp khả năng lưu trữ dữ liệu, sao lưu ảnh, giải trí, đồng bộ hóa dữ liệu đám mây, tải xuống các file bittorrent,… đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người dùng. Đồng thời, nó còn hỗ trợ giải quyết các vấn đề về bảo mật, sao lưu và khả năng truy cập.
  • Có chức năng sao lưu dữ liệu, máy chủ tệp và chia sẻ tệp, lắp đặt và mở rộng iSCSI, máy chủ email, máy ảo, … Thiết bị lưu trữ NAS sẽ giúp lưu trữ dữ liệu tập trung, kiểm soát quyền truy cập dữ liệu, tạo điều kiện chia sẻ tệp nội bộ, sao lưu và đảm bảo tính an toàn tài liệu.

1.3. Ưu & nhược điểm

Ưu điểm:

  • Bộ lưu trữ NAS có khả năng mở rộng thêm không gian lưu trữ dữ liệu. Đồng thời, NAS cho phép người dùng kết nối thêm các thiết bị khác để mở rộng phạm vi lưu. Chính vì vậy, dù khối lượng tài liệu có lớn đến đâu thì cũng không lo ngại bị đầy chỗ chứa dữ liệu.
  • Thiết bị này có khả năng chống lại sự cố mạng. Với mỗi môi trường khác nhau thì máy chủ sẽ gặp trường hợp bị ngừng hoạt động vì một dữ liệu nào đó gặp sự cố dẫn đến toàn bộ thiết bị lưu trữ cũng ngừng theo. Nhưng với bộ lưu trữ NAS thì vẫn có thể lưu trữ dữ liệu bình thường cho dù máy chủ đang gặp vấn đề.

Nhược điểm: Việc lưu trữ dữ liệu của NAS gây nên tác động đến toàn hệ thống vì đang sử dụng chung một máy chủ hoặc một mạng, đặc biệt khi khối lượng dữ liệu lớn. Bên cạnh đó, hiệu năng của NAS với hình thức lưu trữ block sẽ không tốt bằng hình thức lưu trữ dạng file.

1.4. Ứng dụng

Lưu trữ và chia sẻ dữ liệu, tập tin: Đây là ứng dụng chính của bộ lưu trữ NAS trong các văn phòng từ xa, SMB và doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ. Chỉ với một thiết bị NAS sẽ cho phép hợp nhất nhiều máy chủ file để dễ quản lý, tiết kiệm không gian lưu trữ dữ liệu và giảm điện năng tiêu thụ.

Trải nghiệm giải pháp quản lý kho hiệu quả

Lưu trữ dài hạn: Bộ lưu trữ NAS sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho việc lưu trữ dữ liệu, có thể dễ dàng tìm kiếm và truy cập, bởi NAS dung lượng cao có thể thay thế các thư viện tape lớn để lưu trữ.

Quản lý khối dữ liệu lớn (big data): NAS mở rộng quy mô, các node JBOD phân tán, all-flash và object storage. Đồng thời, nó có thể mở rộng để xử lý các file lớn, ETL, các dịch vụ dữ liệu thông minh. 

Mạng ảo hóa: Ứng dụng này của bộ lưu trữ NAS đang được phát triển để hỗ trợ kho dữ liệu cho các môi trường ảo hóa mới hoặc doanh nghiệp chưa sở hữu SAN, điển hình như VMware và Hyper-V.

Virtual Desktop Interface (VDI): Đối với hệ thống NAS tầm trung và cao cấp sẽ cung cấp các tính năng quản lý dữ liệu gốc hỗ trợ VDI như nhân bản máy tính để sao chép dữ liệu.

2. Tiêu chí lựa chọn bộ lưu trữ NAS

  • Lựa chọn dung lượng NAS: Đây là yếu tố quan trong việc lựa chọn bộ lưu trữ mạng NAS. Với bộ lưu trữ NAS dành cho cá nhân thường ít khi hỗ trợ ổ SATA gắn trong mà dùng ổ cứng gắn ngoài thông qua cổng USB. Bên cạnh đó, một số NAS sẽ có tới 4 cổng USB nhằm giúp cho các ổ cứng chứa dung lượng tới TB. Tuy nhiên, điểm hạn chế của ổ cứng này là không hỗ trợ các phương thức bảo vệ dữ liệu như RAID 1 hay tăng tốc như RAID 0. Còn đối với hệ thống NAS, ổ cứng gắn trong hỗ trợ đa dạng phương thức quản lý và không bị giới hạn dung lượng lưu trữ của 1 ổ cứng tối đa 3TB, nhiều NAS gắn ngoài USB bị giới hạn vài trăm GB hay thấp hơn trên 1 cổng. Do đó, phụ thuộc vào nhu cầu của mỗi người dùng mà chọn lựa cho phù hợp.
  • Lựa chọn NAS không dây hay có dây: Đối với bộ lưu trữ NAS hiện nay sẽ có hỗ trợ Gigabit Ethernet thay cho mạng 100Mbps trước đó. Một số NAS còn hỗ trợ 2 cổng Ethernet cho Port Trunking cùng với đó sẽ dự phòng 1 cổng hỏng và thay bằng cổng kia nhằm đảm bảo khả năng kết nối. Ngoài ra, nó cũng kết hợp 2 đường Ethernet của NAS để nhằm hỗ trợ tăng tốc độ truyền tải dữ liệu. Thông thường, các thiết bị NAS không dây thì ít hơn loại có dây và người dùng sẽ gặp một số trường hợp như độ trễ thường lớn hơn các loại dùng dây. Thế nhưng ngày này có rất nhiều loại NAS được ra mắt với WiFi tích hợp sẵn chuẩn N hoặc cho phép gắn USB WiFi vào. 
  • Khả năng xử lý của ổ lưu trữ mạng NAS: Các thiết bị NAS có bộ nhớ dung lượng RAM và bộ vi xử lý càng nhanh thì bộ lưu trữ NAS đó càng hiệu quả cao. Vì thế, nếu nhu cầu của người dùng cao cần thực hiện các thao tác hoạt động I/O liên tục thì nên chọn những bộ NAS dùng chip ATOM. Còn nhu cầu thấp thì sử dụng các NAS rẻ hơn thường dùng chip Marvell để tiết kiệm chi phí.
  • Hệ điều hành của ổ lưu trữ mạng NAS: Người dùng sử dụng Windows thì không cần quan ngại về điều này. Bởi các hệ thống thiết bị bộ lưu trữ NAS đều trang bị đầy đủ hỗ trợ Windows. Còn đối với người dùng Mac cũng đừng quá lo lắng do một số NAS hỗ trợ hệ thống sao lưu định kỳ Time Machine của Mac OSX. Riêng với hệ điều hành Linux thì sử dụng Linux phổ biến do không phải không phải NAS nào cũng hỗ trợ Linux.

3. Một số thương hiệu bộ lưu trữ NAS nổi tiếng

3.1. Synology

Bộ lưu trữ NAS Synology là một trong những thương hiệu khá nổi tiếng trên thị trường và được đông đảo các doanh nghiệp sử dụng tại các văn phòng hiện nay. NAS Synology không chỉ thiết kế màu đen bắt mắt mà hãng còn tập trung phát triển vào hiệu suất của thiết bị và không ngừng cải tiến các tính năng, ứng dụng đi kèm máy. 

Bo nho Nas
                                 Bộ lưu trữ NAS Synology diskstation DS420+

                                                                                                                      Nguồn: https://www.synology.com/fr-fr

Cùng với đó, NAS Synology còn sử dụng nền tảng hệ điều hành riêng biệt là DSM nên cực kỳ trực quan và giúp người dùng có thể triển khai dễ dàng mọi thao tác dịch vụ trên hệ điều hành. Hơn thế nữa, máy tích hợp sẵn các ứng dụng chuyên biệt có thể đáp ứng các nhu cầu cơ bản của doanh nghiệp như: file Server, backup and restore, virtual machine,… Có thể nói, thiết bị này là một giải pháp Private Cloud lý tưởng để quản lý dữ liệu lớn dành cho doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ hoặc các nhóm người dùng có nhu cầu lưu trữ và sao lưu dữ liệu.

3.2. Western Digital My Cloud

Western Digital được biết đến là hãng lâu đời trong ngành công nghiệp điện tử, đặc biệt là sản xuất các vi mạch, ổ đĩa cứng và sản phẩm lưu trữ. Các bộ lưu trữ NAS của hãng Western Digital được nhiều người dùng đánh giá cao về chất lượng, khả năng lưu trữ, độ bảo mật cao và dung lượng lưu trữ lớn. Hơn thế nữa, các sản phẩm có đa dạng mẫu mã cũng như mức giá phải chăng để đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng như cá nhân, gia đình, doanh nghiệp, … 

Trải nghiệm giải pháp quản lý kho hiệu quả
Bo nho Nas
                     Bộ lưu trữ NAS Western Digital my cloud pro series PR4100

                                                                                                                    Nguồn: https://www.westerndigital.com/

3.3. ASUSTOR

Nhắc đến bộ lưu trữ NAS thì không thể bỏ qua thương hiệu ASUSTOR, được nhiều doanh nghiệp tin dùng và sử dụng trong những năm gần đây. Không chỉ là hãng sản xuất bộ lưu điện có tuổi đời dài trên thị trường mà thiết bị còn nhận được đánh giá cao về thiết kế bắt mắt cùng hiệu suất hoạt động tốt, độ ồn thấp và không gian lưu trữ dữ liệu lớn. Vì thế, đây sẽ là thiết bị hoàn hảo để đáp ứng nhu cầu của người dùng trong vấn đề lưu trữ, chia sẻ hoặc streaming. 

Bo nho Nas
                                Bộ lưu trữ NAS ASUSTOR lockerstor 2 AS6602T

                                                                                                                         Nguồn: https://www.asustor.com/en/

4. Các lưu ý khi mua ổ cứng lưu trữ NAS

  • Dung lượng lưu trữ NAS sẽ hỗ trợ 2 đến 4 ổ cứng gắn trong với dung lượng tối đa mỗi ổ cứng 3.5inch là 14TB thì NAS 2 ổ cho dung lượng tối đa có thể lên tới 28TB phục vụ nhu cầu lưu trữ dung lượng phong phú. Đối với mỗi nhu cầu khác nhau của người dùng và tối ưu năng lực thiết bị hiệu quả thì cần lựa chọn những ổ cứng đã được kiểm tra bởi nhà sản xuất.
  • Phương thức kết nối: Bộ lưu trữ NAS có thể hỗ trợ giao diện Gigabit Ethernet 10Gb/s hoặc cao hơn. Đối với một số thiết bị NAS còn hỗ trợ chức năng Port Trunking trên 2 cổng Ethernet nhằm giúp kết nối khi một trong 2 cổng gặp sự cố.
  • Bộ vi xử lý NAS tương tự như máy tính nên có thể dùng bộ xử lý RAM hay chip Intel. Mặc dù vậy chỉ với ứng dụng lưu trữ và chia sẻ, streaming thì NAS chỉ cần sử dụng các bộ vi xử lý Intel Celeron.
  • Hệ điều hành: Bộ lưu trữ NAS đều hỗ trợ hệ điều hành Windows, MacOS và Linux. Tuy nhiên, nếu người dùng không sử dụng hệ điều hành Window thì nên tham khảo kỹ trước khi mua.
  • Tính năng nâng cao: Bộ lưu trữ NAS có hỗ trợ RAID nhằm giúp đảm bảo an toàn dữ liệu. Bên cạnh đó, nó còn hỗ trợ giúp phục hồi hoặc sao lưu dữ liệu trong trường hợp gặp sự cố.
  • Độ ồn: Cần tìm hiểu kỹ thông số độ ồn của thiết bị NAS trước khi quyết định chọn mua sản phẩm
  • Tiêu hao điện năng: Các loại NAS trên thị trường hiện nay có mức độ tiêu thụ điện khá thấp. Chỉ có loại NAS cho doanh nghiệp, người dùng sẽ tiêu hao nhiều hơn do cần phải quản lý được dòng điện của CPU.
  • Phần mềm: Các hãng sản xuất NAS hiện nay sẽ tích hợp các tính năng vào sản phẩm như web server, FTP, BitTorrent, …
  • Bảo mật: Đây là vấn đề quan trong khi lưu ý mua ổ cứng NAS. Người dùng cần chọn mua NAS có tính năng bảo mật, mã hóa dữ liệu, quét virus hay Firewall để tránh tình trạng bị lộ thông tin ra bên ngoài.

5. Tổng kết

Qua bài viết trên, chúng tôi mong rằng quý khách hàng sẽ có thêm những kiến thức hữu ích về bộ lưu trữ NAS. Bởi thiết bị này sẽ là một lựa chọn lý tưởng dành cho người dùng khi muốn chia sẻ dữ liệu, làm việc nhóm, phân quyền truy cập dữ liệu cùng với mức chi phí đầu tư vừa phải và không đòi hỏi khắt khe về các kỹ năng chuyên biệt cao cấp. Tuy nhiên, để mua sắm được một bộ lưu trữ NAS chính hãng và giá cả phải chăng thì nên chọn lựa nơi mua hàng uy tín để đảm bảo về mặt chất lượng của thiết bị.

Tại sàn giao dịch thương mại điện tử B2B ATALINK có đa dạng bộ lưu trữ NAS đến từ các thương hiệu chính hãng như: Western Digital, Synology, ASUSTOR, … Chúng tôi là nơi kết nối với các nhà cung ứng uy tín trên cả nước nên quý khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng sản phẩm trên sàn. Cùng với đó, mua sắm tại sàn giao dịch thương mại B2B ATALINK thì quý khách hàng sẽ có trải nghiệm tuyệt vời với giá cả cực kỳ hợp lý.