Cách kiểm tra cấu hình máy tính từng loại chi tiết từ A-Z

0
1958
Kiểm tra cấu hình máy tính là việc cần quan tâm khi người dùng muốn biết chính xác các phần cứng được trang bị trên máy

Sở hữu một chiếc máy tính mới trong tay thì việc kiểm tra cấu hình máy tính để xác định xem máy có đủ mạnh để cài đặt, chơi các tựa game nặng và chạy các phần mềm hay không là điều cần thiết nên làm ngay sau khi mua. Đây là thao tác hỗ trợ người dùng kiểm tra được các thông số kỹ thuật mà máy tính đang có sẵn. Từ đó, giúp người dùng hiểu rõ và cân nhắc nên sử dụng thế nào cho hiệu quả hoặc nâng cấp cấu hình máy nếu chưa đủ mạnh để đáp ứng công việc của mình. Dưới bài viết này, ATALINK sẽ hướng dẫn một số cách kiểm tra cấu hình máy tính từng loại chi tiết từ A-Z. 

Trải nghiệm giải pháp quản lý kho hiệu quả

1. Các bước kiểm tra cấu hình máy tính bất kỳ

Kiểm tra cấu hình máy tính là việc cần quan tâm khi người dùng muốn biết chính xác các phần cứng được trang bị trên máy. Để có thể kiểm tra thông tin cấu hình máy tính Windows, người có thể dùng DirectX, Task Manager, xem qua Properties của PC hoặc dùng phần mềm hỗ trợ. ATALINK sẽ hướng dẫn  người dùng những cách kiểm tra, xem cấu hình phần cứng trên máy tính phổ biến, nhanh chóng và đơn giản nhất thực hiện được cả trên Windows 10, 8/8.1, Windows 7, XP, cụ thể như sau:

1.1. Kiểm tra cấu hình máy tính bằng Computer Properties

Kiểm tra cấu hình máy tính thông qua Computer Properties là một cách kiểm tra thông số kỹ số máy đơn giản và dùng phổ biến nhất, thích hợp cho những người dùng không am hiểu nhiều về công nghệ. Để kiểm tra theo cách cách này, người dùng sẽ thao tác các bước như sau:

  • Người dùng ra phía bên ngoài Desktop, click chuột phải vào icon This PC và chọn Properties
  • Phần System sẽ hiển thị được tên CPU, dung lượng RAM, phiên bản hệ điều hành Windows, 64bit hay 32bit

1.2. Kiểm tra cấu hình máy tính trong phần About

Các bước kiểm tra trong phần About:

  • Vào Setting – Nhấn chọn System – Chọn phần About
  • Ở phần About sẽ hiển thị cho người biết được phiên bản CPU, dung lượng RAM, phiên bản Windows của máy

1.3. Kiểm tra cấu hình máy tính bằng Task Manager

Các bước kiểm tra cấu hình máy bằng Task Manager:

  • Nhấn chọn tổ hợp phím Ctrl+Shift+Esc để mở Task Manager. Sau đó, người dùng nhấn chọn Performance
  • Nhấn vào ô CPU để hiển thị xem tên của CPU, xung nhịp tối đa ở phần Base Speed
  • Chọn vào ô Memory để xem dung lượng tối đa ở ngang chữ Memory, phần BUS RAM được ghi ở Speed
  • Nhấn chọn GPU để hiển thị thêm thông tin card đồ họa của máy. Đồng thời, phần GPU Memory sẽ thể hiện bộ nhớ đồ họa tối đa mà máy tính có thể lưu trữ

1.4. Kiểm tra cấu hình máy tính bằng DirectX

Cách kiểm tra cấu hình thông qua DirectX sẽ giúp người dùng xem được tất cả các thông tin cấu hình của máy tính, từ cấu hình tổng thể, phiên bản Windows, card đồ họa cho đến dung lượng RAM. Đây sẽ là thao tác phù hợp cho những người dùng muốn hiểu rõ chi tiết thông số kỹ thuật mà máy sở hữu.

  • Nhấn chọn phím Windows + R, gõ dxdiag và chọn ô OK.
  • Cửa sổ DirectX Diagnostic Tool hiện ra sẽ giúp người dùng kiểm tra được các thông số cấu hình như sau:
    • Tab System: hiển thị thông tin về cấu hình tổng thể của máy.
    • Computer Name: Tên máy tính
    • Operating System: Tên hệ điều hành đang chạy ở trên máy tính
    • Language: Ngôn ngữ hiển thị hệ điều hành
    • System Manufacturer: Tên nhà sản xuất dòng máy tính
    • System Model: Model máy
    • Processor: Tên CPU
    • Memory: Dung lượng RAM
    • Tab Display: Hiển thị thông tin về màn hình máy
  • Tab Sound: Hiển thị thông tin về thiết bị âm thanh
  • Tab Input: Hiển thị thông tin về thiết bị nhập dữ liệu vào như bàn phím, con chuột,….

1.5. Kiểm tra thông tin máy tính bằng lệnh msinfo32

Kiểm tra cấu hình máy tính thông qua cách nhập lệnh msinfo32 ở hộp thoại Run là một thao tác cũng khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, cách này chỉ có thể thực hiện trên hệ điều hành Windows 10 trở lên. Đối với lệnh msinfo32 sẽ giúp người dùng xem được các thông tin về cấu hình của máy như: tên nhà sản xuất, phiên bản Windows, CPU, dung lượng RAM, …

Trải nghiệm giải pháp quản lý kho hiệu quả
  • Nhấn chọn tổ hợp phím Windows + R. Nhập lệnh msinfo32 vào hộp thoại, nhấn chọn OK hoặc Enter.
  • Xem cấu hình máy tính ở trên cửa sổ System Information, cho phép người dùng hiển thị các thông số của hệ thống như: tên hệ điều hành, nhà sản xuất máy tính, bộ vi xử lý, các thông số của RAM,…

Ngoài các thông tin cấu hình máy còn có thể xem thêm các mục khác như:

  • Hardware Resources: Thông tin chi tiết về phần cứng của máy.
  • Components: Thông tin chi tiết về các thiết bị ngoại vi.
  • Software Environments: Thông tin chi tiết về phần mềm của máy.

1.6. Nhận biết và nâng cấp cấu hình máy tính phù hợp sau khi kiểm tra

Sau khi hoàn tất việc kiểm tra cấu hình máy tính, người dùng cần đánh giá xem cấu hình máy đã phù hợp với nhu cầu công việc hay chơi game hay chưa. Từ đó mà đưa ra nâng cấp và đề nghị cài đặt phần mềm tốt hơn đáp ứng mục đích sử dụng của mình.Tuy nhiên, một số máy tính cần phải đạt các tiêu chí sau để đảm bảo sự vận hành mượt mà, êm ái khi sử dụng :

  • Dung lượng RAM trên 4GB, nếu cần cho các mục đích lưu trữ nặng thì tốt nhất dùng từ 8GB trở lên
  • Bộ chip xử lý Intel Core chạy ổn định với các tác vụ văn phòng và giải trí thì dùng từ i5 trở lên. Nhưng nếu người dùng muốn máy có thể chạy được Windows 11 thì nên chọn i8 trở lên hoặc AMD Ryzen.
  • Chiếc máy tính có sử dụng ổ SSD hoặc dùng ổ SSD song song với HDD hay thuần SSD

2. Hướng dẫn cách tự nâng cấp cấu hình

2.1. Cách nâng cấp RAM

Cách nâng cấp RAM được xem là một giải pháp tăng tốc độ máy tính hiệu quả nhất. Cho dù là máy tính mới nhưng sau vài năm sử dụng người dùng cũng phải cài đặt thêm RAM để tăng tốc độ xử lý của máy. Bên cạnh đó, các hệ điều hành mới cũng đòi hỏi mở rộng thêm không gian lưu trữ dữ liệu. Có thể thấy, chiếc máy tính không đủ dung lượng RAM cũng là một trong số các nguyên nhân khiến hệ thống của người dùng hoạt động “chậm chạp”. Từ đó, người dùng cần thực hiện việc nâng cấp RAM bằng cách thao tác đơn giản như sau:

  • Chuẩn bị dụng cụ tháo lắp: Để có thể thực hiện việc mở nắp lưng của máy tính, người dùng cần chuẩn bị 1 cái tua vít có 4 cạnh giúp tháo lắp thiết bị
  • Tháo pin: Trong trường hợp người dùng sử dụng pin trời thì cần phải mở máy để tháo pin ra nhằm đảm bảo an toàn
  • Tiến hành mở nắp máy: Người dùng lật úp máy lại rồi dùng tua vít để mở nắp máy tại vị trí của RAM. Tiếp đó, người dùng sử dụng tay một cách cẩn thận để lấy cây RAM ở 2 bên ra. 
  • Lắp thanh RAM mới: Gắn thanh RAM mới vào rồi đóng nắp thanh RAM lại. Lưu ý vặn chặt các con ốc và mở máy kiểm tra lại RAM
Chinh sua cau hinh may tinh
                                               Dell Memory Upgrade – RAM 8GB

                                                                                                                           Nguồn: https://www.dell.com/en-us

2.2. Nâng cấp ổ cứng SSD

Thông thường, máy tính sau khi sử dụng một thời gian lâu sẽ bị load chậm hoặc dung lượng lưu trữ đầy. Lúc này, nhiều người dùng sẽ chọn nâng cấp ổ cứng SSD để cho máy hoạt động nhanh chóng hơn và mở rộng không gian lưu trữ dữ liệu. Sau đây là cách để nâng cấp ổ cứng SSD một cách hiệu quả.

Cách 1: Bỏ ổ DVD

Trải nghiệm giải pháp quản lý kho hiệu quả

Lựa chọn bỏ ổ DVD thì người dùng sẽ mở rộng thêm không gian để lắp đặt ổ cứng SSD. Để tiến hành lắp đặt ổ cứng SSD thì người dùng cần mua thêm caddy bay để gắn ổ cứng vào vị trí của ổ DVD bỏ đi. Nếu sử dụng cách này thì ổ đĩa DVD sẽ không được dùng nữa. Mặc dù vậy thì nó cũng không ảnh hưởng nhiều do ổ DVD ngày nay không được sử dụng quá nhiều.

Cách 2: Giữ lại ổ DVD

Muốn giữ lại ổ DVD thì chúng ta cần phải tháo ổ cứng cũ ra ngoài và thay ổ cứng SSD vào vị trí của HDD. Việc thay thế cũng sẽ không gây ảnh hưởng nhiều đến công việc của người dùng do khả năng truy xuất dữ liệu của SSD có thể dễ dàng thay thế cho HDD.

2.3. Trang bị thêm card đồ hoạ rời

Chiếc card đồ họa là thiết bị cần thiết trong việc xử lý hình ảnh hiển thị trên màn hình máy tính. Đặc biệt, card đồ họa có thể tách rời thích hợp với nhu cầu chơi game, thiết kế đồ họa hay chạy các ứng dụng nặng liên quan đến hình ảnh chất lượng cao. Việc trang bị thêm card đồ họa rời này sẽ giúp mang đến trải nghiệm hình ảnh tốt nhất dành cho các game thủ, designer hay kiến trúc sư.

chinh sua cau hinh may tinh
                                                       Card đồ hoạ của Asus

                                                                                                                                Nguồn: https://rog.asus.com/vn 

Bước 1: Lựa chọn card đồ họa rời đáp ứng mục đích sử dụng, không gian và nguồn điện. Người dùng cần tiến hành tải driver từ trên website của hãng sản xuất.

Bước 2: Xóa driver của card đồ họa cũ của máy tính.

  • Vào thanh tìm kiếm của Cortana, gõ device manager và truy cập vào Device Manager
  • Chọn Display Adapters
  • Nhấn chuột phải vào card đồ họa hiện tại của bạn
  • Chọn Uninstall device

Bước 3: Tiến hành tắt toàn bộ nguồn điện của PC

Trải nghiệm giải pháp quản lý kho hiệu quả

Bước 4: Tháo hết các kết nối trên card đồ họa cũ và dùng tua vít tháo ốc vít đính sản phẩm vào PC

Bước 5: Sau khi hoàn tất bước 4 thì người dùng bắt đầu gỡ card đồ họa cũ ra. Ở phần bo mạch chủ sẽ có chốt nhỏ đóng vai trò giữ chặt chân card. Do đó, người dùng bắt buộc phải đẩy chốt xuống hoặc qua trái mới có thể rút được.

Bước 6: Tháo gỡ được card cũ thì thực hiện lắp sản phẩm mới vào bằng cách ấn nhẹ card màn hình vào bo mạch chủ. Người dùng cần chú ý không để dây điện chèn ngang qua.

Bước 7: Dùng ốc vít để gắn chặt card màn hình mới vào vỏ PC

Bước 8: Cắm nguồn điện phụ và kiểm tra các cổng kết nối với màn hình

Bước 9: Bật máy tính lên, trong trường hợp nghe thấy tiếng lạch cạch sẽ có thể do vật thể lạ đã chạm quạt tản nhiệt trên card. Lúc đó người dùng cần tắt máy và kiểm tra lại.

Bước 10:  Hoàn tất lắp đặt sản phẩm cho PC thì bắt đầu cài driver cho card màn hình mới

Trải nghiệm giải pháp quản lý kho hiệu quả

3. Tổng kết

Trên đây là tổng hợp các cách kiểm tra cấu hình máy tính phổ biến mà ATALINK giới thiệu trong bài viết. Hy vọng với chia sẻ trên sẽ giúp ích phần nào đó cho quý khách hàng hiểu rõ hơn về thông số kỹ thuật có trong máy tính. Đồng thời, dựa vào nhu cầu của mình mà cân nhắc chọn lựa máy tính có cấu hình phù hợp nhất. Để mua các dòng máy tính chính hãng có cấu hình mạnh mẽ, quý khách hàng có thể truy cập tại sàn giao dịch thương mại điện tử B2B ATALINK.

Một số sản phẩm có cấu hình mạnh:

Chinh sua cau hinh may
                                                Laptop MSI Prestige 14 EVO

                                                                                                                                        Nguồn: https://vn.msi.com/

Chinh sua cau hinh may tinh
                                               Laptop Acer Predator Triton 500 SE

                                                                                              Nguồn: https://www.acer.com/ac/vi/VN/content/home 

Tại sàn giao dịch thương mại điện tử B2B ATALINK có đầy đủ các loại laptop, máy tính đến từ nhiều thương hiệu nổi tiếng: Dell, Acer, Asus, MSI, … Bởi chúng tôi là nơi kết nối trực tiếp với các nhà cung cấp uy tín trên cả nước. ATALINK đảm bảo sẽ đem đến những trải nghiệm tốt nhất cho quý khách hàng.